Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010


Trên bước đường bôn ba, hành tẩu của mình, Gã Thợ dùi bắt gặp khoảnh khắc một đôi bạn đang tâm sự say sưa, vô cùng tâm đầu ý hợp.

Gã Thợ dùi lia máy cũng là lúc ánh mắt một người bạn liếc ngang, vô cùng ấn tượng. Khoảnh khắc ấy cực kỳ mê hoặc, như thể mô tả tận cùng về cái đẹp đanh đá, sắc xảo của phái đẹp - một vẻ đẹp kiêu kỳ, nhưng rất đỗi bình dị, đơn sơ và mộc mạc.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010


Đầu năm 2010, tôi thực hiện chuyến lãng du lên cao nguyên Lâm Đồng, đến với đỉnh LangBiang huyền thoại để khám phá những điều kỳ thú của vùng đất này. Tôi thật sự ngỡ ngàng bởi những khám phá lý thú của mình về vùng đất này.


Sự bao la, hùng vì của núi rừng LangBiang với những món ăn dân giã đặc trưng: cơm lam, thịt hun khói, cánh gà nướng, cháo gà nấu nồi đất, mía lùi.. thật sự mới ngon làm sao.


Cô gái đồng bào rực màu thổ cẩm mời uống ngụm rượu Kần thanh tao, ngọt lịm...

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Về Bình Định… ăn bún cá Quy Nhơn




Đi suốt chiều dài của dải đất miền Trung khô cằn và nắng cháy, chúng ta sẽ được khám phá, ngắm nhìn, và tận hưởng những hương vị đặc trưng, những món ăn mang đậm dấu ấn của mỗi vùng đất nơi đây. Về xứ Huế mộng mơ, nơi có món bún bò nổi tiếng làm nức lòng bao du khách. Thương hiệu “Mì xứ Quảng” cũng đã khẳng định được tên tuổi, hương vị riêng cho vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, với sự phong phú, đa dạng đủ các thành phần như: mì heo nạc, mì gà, mì bò, mì cá lóc... để cho du khách tha hồ lựa chọn khi đã một lần ghé thăm đất Quảng. Vùng đất núi Ấn – sông Trà cũng được biết tiếng với món don, tuy không phải là món ăn hợp khẩu vị đối với nhiều người, nhưng món don và cá bống sông Trà vẫn là niềm hãnh diện riêng của đất và người Quãng Ngãi…
Về thăm Bình Định, vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử, nổi tiếng với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn của ba anh em nhà Nguyễn, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại bang của dân tộc Việt Nam. Vùng đất thang mộc này có cộng đồng dân cư sinh sống ổn định lâu dài, nên đời sống văn hoá ẩm thực được hình thành từ rất sớm, rất đa dạng và phong phú. Nhiều món ăn đặc trưng, mang hương vị riêng của đất Võ được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua những bài ca dao quen thuộc:
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi;
hay: Em về Bình Định quê anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
Về thuần tuý, những món ăn này là một dấu ấn riêng cho sự tín ngưỡng dân gian của người đất Võ, biểu hiện về đời sống văn hoá tinh thần hơn là vật chất. Vì thế, ngày nay khi du khách về thăm quê hương đất Võ, muốn tìm đến thưởng thức món ăn đặc trưng của vùng đất này, không thể không nói đến món bún chả cá Quy Nhơn nổi tiếng… Và, chỉ có ở phố biển Quy Nhơn, món bún cá mới thực sự làm hài lòng du khách. Ngon nhất phải kể đến các quán nằm trên đường Nguyễn Huệ dọc theo biển. Mỗi buổi sáng, khách ra vào tấp nập thường xuyên, đủ biển số xe của các tỉnh, thành trong cả nước... Từ rất lâu, Quy Nhơn là địa danh rất phong phú về đời sống văn hoá ẩm thực, gần đây đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến qua Festival văn hoá ẩm thực Tây Sơn – Bình Định (tháng 8–2008), và dĩ nhiên món bún cá vẫn được nhiều thực khách ưu chuộng. Điểm hấp dẫn của món bún cá chính là nước lèo, nồi nước thơm phức, quyến rũ; khi ăn có vị mặn đặc trưng, vừa dịu ngọt thanh tao, nhưng không béo ngậy như món bún giò… Bí quyết ấy chỉ có ở người nấu, ngoài thành phần chính là bún tươi và chả cá, phải kể đến các thứ gia phụ kèm theo: rau tươi, tương ớt, hành tỏi dầm, nước mắm nhĩ… để làm nên một tô bún cá thơm phức, mặn mòi vị cá biển…
Những năm gần đây, “thương hiệu” bún chả cá Quy Nhơn đã khẳng định được tên tuổi, vị thế trong “làng ẩm thực” của cả nước. Ở TP. Hồ Chí Minh, bún chả cá Quy Nhơn rất được đông đảo người dân đất Sài thành ưu chuộng, từ các quán bình dân đến cao cấp, nhằm làm phong phú thêm thị hiếu của mỗi thành phần người. Riêng với phố biển Quy Nhơn, từ buổi sáng sớm tinh mơ, nồi nước lèo nghi ngút hơi đã lan tỏa ở hầu hết các đường phố, con hẻm, vỉa hè... Những người lao động bình dân có thể điểm tâm tô bún chả cá nóng hổi để “khởi động” cho ngày làm việc mới. Và, hương vị thơm phức của nồi nước lèo sẽ vô tình níu chân du khách khi một lần về thăm phố biển!
Về thăm đất Võ, còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi buổi sáng sớm được đắm mình trong làn nước biếc, được điểm tâm tô bún cá thơm phức nóng hổi.., và hớp ngụm cà phê mặn nồng vị gió biển…
Ghi chép của GÃ THỢ DÙI

Xứ sở Mường Thanh




Tôi qua con đường vắng


Vắt qua miền hoang sơ


Gặp bạt ngàn bông trắng


Dẫn tôi về quê em..


* * *


Nắng chiều chưa kịp tắt


Đồng xa em chưa về


Chiều nay đà hẹn gặp


Lẻ nào em hững hờ.

* * *

Tôi dõi ra đồng rộng

Lại ngóng phía đồi xa

Bông trắng ngần chân ruộng

Biết lối nào em qua

* * *

Bản Tày em bên suối

Làng Thái anh ven sông

Lời yêu giấu chưa nói

Đợi sau mùa hái bông...!?

(trích thơ Lê Tiến Dị)

Khám phá đỉnh LangBiang huyền thoại











Gã Thợ dùi vừa có chuyến lãng du đến xứ sở sương mù Dalat. Cao nguyên LangBiang làm xao xuyến lòng bao lữ khách, cô gái dân tộc Chil đẹp đến nao lòng, vừa đáng yêu, vừa hoang dại như búp hoa rừng vừa chớm nở!

Chia sẽ yêu thương !

Gã Thợ dùi:
Chia sẽ những điều thú vị, những khám phá mới!