Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Một chiều dĩ vãng


Một chiều dĩ vãng...!
Tạp bút Gã Thợ Dùi

Chiều cuối tuần như một dấu lặng nằm yên trên phím đàn bên ô cửa nhỏ... Tôi, chàng hoàng tử lãng du năm nào bỗng nghe giữa tâm hồn mình lời thì thầm của em trong một chiều mùa thu bên ô cửa nhỏ... Bên ô cửa sổ, những vệt không gian ngưng đọng trong một chiều hoàng hôn cô quạnh, trước khoảng khắc không gian & thời gian ấy, bất giác tôi lặng người đi trong nỗi nhớ về em giăng đầy tâm tưởng.

Khoảng khắc này đã đến mà không hề báo trước, mặc mọi thứ thuộc tôi&em đã qua đi thời dĩ vãng. Tôi đã có một cuộc sống không em, một nỗi buồn không em với những chiều bình yên bên ô cửa này... Nhưng chắc có lẽ, tôi vẫn mãi là người lưu giữ hình ảnh và tình yêu của em bằng sự lãng quên không định của chính mình.

“Chiều cuối tuần như một dấu lặng..”, chẳng hiểu sao em đã từng so sánh như thế về một khoảng không gian trong những khoảng khắc bình yên giữa em&tôi trong những chiều bên ô cửa sổ. Chiều! Quán cafe vắng khách, ô cửa ấy vẫn là thế giới của riêng tôi&em, trong bâng quơ suy tưởng, tôi đâu đọc được mắt em buồn vời vợi...

“Chiều cuối tuần như một dấu lặng..”, tôi không hiểu vào điều em từng nói, mãi rong ruổi hồn nhiên ôm ấp đôi cánh tình yêu đầu đời của mình, để rồi trong một chiều, dấu lặng buồn đã vang lên trên phím đàn bên ô cửa nhỏ... Mãi mãi.. và sẽ không bao giờ tôi trả lời được cho mình về câu hỏi tại sao ngày ấy em luôn lo lắng về một điều chưa hề xảy ra với tôi. Nhưng chính nông sâu của cuộc đời, của trái tim tuổi trẻ mỗi chúng tôi lại biến ước vọng đi bên nhau hết cuộc đời thành hư ảo...

........ Tôi lại mải mê với hành trình cô độc của riêng mình, vòng tay tôi lặng lẽ ôm ấp cuộc đời không còn những chiều em ví như nốt nhạc... Nhưng giờ đây, trong tôi nỗi nhớ về em lại giăng đầu tâm tưởng.

Phố biển chiều đông 2010

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Mùa lũ ở quê tôi




Miền Trung quê tôi đã vào mùa mưa lũ! Mưa kéo dài hàng tháng ròng, mưa dai dẳng, dầm dề, mưa giăng kín khắp mọi nẻo đường làng quê, khối phố... Dải đất miền Trung nổi tiếng khô cằn và rát bỏng vào mùa khô, nay phải oằn mình với lũ, nước lênh bênh khắp nơi. Nước lũ băng qua những cánh đồng, tràn bờ con, bờ lớn…và mấp mé đến tận dãy bờ tre của các xóm, làng…

Năm nào cũng vậy, ở quê nhà mẹ tôi đều mua dự trữ nhiều gạo, muối, mắm và các nhu yếu phẩm cần thiết khác để dùng trong mùa lũ. Tròn 1 tháng ròng, khi nước rút bà mới chạy qua chợ một lần; phần vì đường xá còn lầy lội, bì bõm, phần vì mọi thứ rau - củ - quả đã bị lũ nhấn chìm... Khi mưa dai dẳng một tuần liền, báo hiệu nước lũ sắp về, mẹ tôi lại mang tơi đội mưa ra vườn nhổ hết những bụi mì gòn (sắn) bị ngập úng, vì nếu để qua mùa lũ thì củ sẽ bị hư - úng không dùng được. Mẹ lựa chọn những củ mì non tươi, sò nhỏ thành rợi để nấu canh, cải thiện bữa ăn hàng ngày; những củ mì già chọn chổ cao ráo chất thành đống chờ qua mùa lũ để xắt lác phơi khô, dùng trong những lúc khó khăn, thiếu thốn lương thực.. !

Cuối đông! Lũ tan. Mưa vẫn còn dai dẳng, nhưng không nặng hạt như đầu mùa, mọi người lại í ới gọi nhau ra đồng để xuống vụ đông Xuân. Kẻ vác cày lừa trâu, người mang cuốc, các chị, các mợ thì quan gánh, đội thúng... tất bật ra đồng. Nhìn cánh đồng vẫn còn nê nước, ai cũng lắc đầu ngán ngẫm, rồi cũng phải “xoắn quần, xoăn áo” xuống be bờ tát nước để xuống giống cho kịp thời vụ. Lúa sạ rồi! hàng đêm, mẹ tôi phải nén cái rét “cắt da, cắt thịt” của tiết mùa đông để ra đồng canh tát nước ra, giữ chân ruộng khô, tránh lúa bị dồn ứ thành từng đụn, trải đều trên khắp chân ruộng. Khi lúa đã nhú mầm được 2 - 3 phân, lại hứng tiếp những cơn mưa cuối mùa, nước lại lăn tràn bờ con. Mẹ tôi ở nhà, lòng nóng như “lửa đốt”, đứng ngồi không yên, chắp miệng thở dài…trách trời sao chẳng thương người dân thôn quê lam lũ. Mưa hoài…chẳng dứt?

Mưa không dứt! Miền Trung lại hứng gió bấc về. Gió về kèm mưa lác đác, cào xác xơ mảnh vườn nhà tôi, những loại ăn trái như: ổi, chanh, lựu, mãng cầu… vừa bị ngập úng nước bởi lũ, nay lại bật gốc ngã nhào, ngổn ngang mọi nẻo. Mảnh vườn tan hoang như vừa trải qua một trận chiến kinh hồn. Gió bấc đi để lại khung cảnh buồn, trĩu nặng! Mẹ lại than ngắn, thở dài.., vừa bắt tay từng bước thu dọn mảnh vườn, vừa tranh thủ thời gian ra đồng tát nước đêm. Những sớm tinh mơ đi canh nước về, nhìn phía đằng đông ửng hồng, mẹ lại “cầu trời, khấn phật” mong mỏi sắc xuân sớm về để khí trời có chút nắng ấm…Trải qua một mùa mưa lũ khó khổ trăm bề, mẹ tôi chỉ biết hy vọng có thế?

…Và, năm nay lại thế. Mưa lũ lại về ở dải đất miền Trung quê tôi!
Gã Thợ Dùi
Miền Trung, tháng 11/2010

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010




Đường về quê ngoại

Gã Thợ Dùi - tôi được sinh ra và lớn lên ở một miền thôn quê yên ả, đôi làng nội - ngoại cách nhau những đoạn bờ đê dài khắc khoải. Trong ký ức tuổi thơ của tôi, mỗi lần về quê ngoại là một lần gắn thêm bao kỷ niệm khó phai. Về quê ngoại - niềm háo hức không chỉ riêng của tuổi thơ một đứa trẻ nào, dẫu ở thị thành hay chốn thôn quê, nhất là dịp nghỉ hè hay lễ, Tết, cúng giỗ... Với tôi, sẽ được thỏa sức vẫy vùng trong khu vườn bưởi trĩu nặng quả; được nắn, bóp bàn tay thô ráp, chai sần của ngoại. Nhìn ngoại ngồi hong tóc bên hiên nhà, mái tóc ngoại bạc trắng như cước phất phơ theo hương bưởi trong cơn gió chiều mùa thu nhè nhẹ... Một cảm xúc ấm áp đến lạ thường. Và, còn biết bao kỷ niệm đầy ắp tuổi thơ trên đường về quê ngoại...



Mùa mưa! Đường về quê ngoại phải băng qua cánh đồng lầy lội bùn đất, nhiều phen tôi bị “đo đường” và “chụp ếch” trên những vũng lầy trơn tuột ấy. Hay nhớ những lần dò dẫm lội qua những “ổ trâu”, “ổ gà” đầy bùn nước trong cái tiết tháng mười rét đến “thấu xương”, tím tái thịt da... Vì thế, có những lúc, tôi hay viện cớ bận học nên không về quê thăm ngoại. Mẹ tôi rất buồn, lặng thinh rồi khoát chiếc áo tơi sờn cũ, một mình lầm lũi đạp xe về thăm ngoại. Khi về, mẹ thường bảo: Ngoại nhắc sao không dẫn con về chơi... Những lúc như thế, tôi đâu biết đôi mắt của mẹ rất buồn và sâu thăm thẳm đến vời vợi. Nhưng rồi nó cũng qua đi theo tuổi thơ nông nỗi của tôi. Lần khác về chơi là bị ngoại trách móc, giận hờn, nhưng rồi lại được vỗ về yêu thương. Năm tháng hạnh phúc ấy cứ chầm chậm trôi qua như một giấc mơ...



Đường về quê ngoại hôm nay được mở rộng thênh thang, trải bê tông phẳng lì, không còn cảnh lầy lội như thuở xưa. Nhà cũ, vườn xưa vẫn còn đó, mà nay vắng bóng ngoại rồi! Bên hiên nhà, hàng bưởi già lơ phơ trong nắng thu ảm đạm. Không gian vắng đến nao lòng...!? Khoảng khắc cô đơn, trống trải ấy lại xâm chiếm tâm hồn tôi. Mắt tôi cay xoè vì nỗi nhớ man man. Ôi! phút giây hạnh phúc, ấm áp của ngày xưa đâu mất. Bất chợt, tôi tự hỏi với lòng mình: tuổi thơ ơi, có bao giờ trở lại.., để tôi lần nữa không dấu với lòng mình...!!!


Gã Thợ Dùi

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

Đời người và những chuyến đi



Khi người đàn ông trẻ, họ thích cuộc sống đó đây và thực hiện những chuyến đi, cuộc sống với họ là luôn luôn "xê dịch", để tìm hiểu, để khám phá những vùng miền mới. Khái niệm về "gia đình" chưa có bao giờ.... Và khi người đàn ông đã bước qua ngưỡng cửa 30 thì....

- Đàn ông 30 sẽ là người của gia đình, của công việc và của cả những trách nhiệm về một trụ cột trong gia đình, dòng tộc, xã hội... Đàn ông 30 không có chỗ cho sự lông ngông, nay đây mai đó, thích làm gì thì làm... mà phải khép mình vào khuôn khổ, vào quy luật, vào những định hướng "dài hơi" cho sự nghiệp và tương lai!

- Chia sẽ nỗi lòng: Bản thân tôi nay cũng đã ngoài 30. Nhớ là quãng đường đời đã qua, không hãnh diện lắm, cũng chẳng tự hào làm chi, bởi đó chỉ tiểu sử cá nhân của mỗi người. Là người thích cuộc sống “xê dịch” nên suốt thời gian dài tôi đã chu du khắp nơi từ tỉnh này đến tỉnh nọ, vô thành phố về nông thôn, rồi ngược lên miền núi, đi để khám phá, để tìm hiểu những điều mới lạ, đi để thỏa chi tang bồng ... Chưa, và không nghĩ gì đến chuyện gia đình, trách nhiệm và công việc... cho đến bây giờ thức tĩnh lại, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa đã yên bề gia thất, đứa 2-3 con (sinh đôi), chí ít cũng là một, có một gia đình – tình yêu và tiếng cười của con trẻ... Bản thân mới ngộ nhận ra rằng: "phải chăng mình đã lầm, bỏ phí một quãng đời...!?"


- Điểm lại mốc son dòng chảy của cuộc đời, nay tóc đã cũng chút "pha sương", bồi hồi suy ngẫm và tự sự với chính mình:

"Tóc mây rối loạn buổi xuân tàn/
Vò võ thâu canh tiếng thở than/
Giấc mộng năm xưa còn vương vấn/
Vì ai rơi lệ tựa lan can...!"


Thế cho nên, đàn ông ngoài 30 có thể chưa thật là quá muộn, cũng không còn là sớm, ta phải sống thành thật chính với bản thân mình, nên tranh thủ để dành thời gian cho công việc, gia đình và tiếp tục thực hiện những ước mơ...

Thời gian... thời gian & thời gian... Xin mượn câu chuyện tri kỷ của một đôi bạn thuở xưa để nói về quy luật của thời gian: "Thời gian như nước chảy qua cầu không bao giờ trở lại, nghĩ lại buổi sơ giao của chúng mình nay trong chớp mắt mà đã chục năm rồi, thử hỏi đời người sống thật với lòng mình độ mấy mươi năm..."

tâm sự Gã thợ dùi

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

Đôi mắt em là ...sóng biếc


Em đáng yêu & em rất dễ thương

Anh muốn nhìn & anh rất muốn yêu

Nhưng sao sóng biếc mênh mông & vô bờ

Nghiêng chao con thuyền tình giữa muôn trùng khơi


Anh muốn biết điều gì chưa biết ?

Nhưng sao sóng mãi vô tư dạt dào

Anh ướt tình anh như cơn sóng

Để mãi dìu nhau vỗ bãi bờ

Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010


Trên bước đường bôn ba, hành tẩu của mình, Gã Thợ dùi bắt gặp khoảnh khắc một đôi bạn đang tâm sự say sưa, vô cùng tâm đầu ý hợp.

Gã Thợ dùi lia máy cũng là lúc ánh mắt một người bạn liếc ngang, vô cùng ấn tượng. Khoảnh khắc ấy cực kỳ mê hoặc, như thể mô tả tận cùng về cái đẹp đanh đá, sắc xảo của phái đẹp - một vẻ đẹp kiêu kỳ, nhưng rất đỗi bình dị, đơn sơ và mộc mạc.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2010


Đầu năm 2010, tôi thực hiện chuyến lãng du lên cao nguyên Lâm Đồng, đến với đỉnh LangBiang huyền thoại để khám phá những điều kỳ thú của vùng đất này. Tôi thật sự ngỡ ngàng bởi những khám phá lý thú của mình về vùng đất này.


Sự bao la, hùng vì của núi rừng LangBiang với những món ăn dân giã đặc trưng: cơm lam, thịt hun khói, cánh gà nướng, cháo gà nấu nồi đất, mía lùi.. thật sự mới ngon làm sao.


Cô gái đồng bào rực màu thổ cẩm mời uống ngụm rượu Kần thanh tao, ngọt lịm...

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010

Về Bình Định… ăn bún cá Quy Nhơn




Đi suốt chiều dài của dải đất miền Trung khô cằn và nắng cháy, chúng ta sẽ được khám phá, ngắm nhìn, và tận hưởng những hương vị đặc trưng, những món ăn mang đậm dấu ấn của mỗi vùng đất nơi đây. Về xứ Huế mộng mơ, nơi có món bún bò nổi tiếng làm nức lòng bao du khách. Thương hiệu “Mì xứ Quảng” cũng đã khẳng định được tên tuổi, hương vị riêng cho vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, với sự phong phú, đa dạng đủ các thành phần như: mì heo nạc, mì gà, mì bò, mì cá lóc... để cho du khách tha hồ lựa chọn khi đã một lần ghé thăm đất Quảng. Vùng đất núi Ấn – sông Trà cũng được biết tiếng với món don, tuy không phải là món ăn hợp khẩu vị đối với nhiều người, nhưng món don và cá bống sông Trà vẫn là niềm hãnh diện riêng của đất và người Quãng Ngãi…
Về thăm Bình Định, vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử, nổi tiếng với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn của ba anh em nhà Nguyễn, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại bang của dân tộc Việt Nam. Vùng đất thang mộc này có cộng đồng dân cư sinh sống ổn định lâu dài, nên đời sống văn hoá ẩm thực được hình thành từ rất sớm, rất đa dạng và phong phú. Nhiều món ăn đặc trưng, mang hương vị riêng của đất Võ được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua những bài ca dao quen thuộc:
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi;
hay: Em về Bình Định quê anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
Về thuần tuý, những món ăn này là một dấu ấn riêng cho sự tín ngưỡng dân gian của người đất Võ, biểu hiện về đời sống văn hoá tinh thần hơn là vật chất. Vì thế, ngày nay khi du khách về thăm quê hương đất Võ, muốn tìm đến thưởng thức món ăn đặc trưng của vùng đất này, không thể không nói đến món bún chả cá Quy Nhơn nổi tiếng… Và, chỉ có ở phố biển Quy Nhơn, món bún cá mới thực sự làm hài lòng du khách. Ngon nhất phải kể đến các quán nằm trên đường Nguyễn Huệ dọc theo biển. Mỗi buổi sáng, khách ra vào tấp nập thường xuyên, đủ biển số xe của các tỉnh, thành trong cả nước... Từ rất lâu, Quy Nhơn là địa danh rất phong phú về đời sống văn hoá ẩm thực, gần đây đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến qua Festival văn hoá ẩm thực Tây Sơn – Bình Định (tháng 8–2008), và dĩ nhiên món bún cá vẫn được nhiều thực khách ưu chuộng. Điểm hấp dẫn của món bún cá chính là nước lèo, nồi nước thơm phức, quyến rũ; khi ăn có vị mặn đặc trưng, vừa dịu ngọt thanh tao, nhưng không béo ngậy như món bún giò… Bí quyết ấy chỉ có ở người nấu, ngoài thành phần chính là bún tươi và chả cá, phải kể đến các thứ gia phụ kèm theo: rau tươi, tương ớt, hành tỏi dầm, nước mắm nhĩ… để làm nên một tô bún cá thơm phức, mặn mòi vị cá biển…
Những năm gần đây, “thương hiệu” bún chả cá Quy Nhơn đã khẳng định được tên tuổi, vị thế trong “làng ẩm thực” của cả nước. Ở TP. Hồ Chí Minh, bún chả cá Quy Nhơn rất được đông đảo người dân đất Sài thành ưu chuộng, từ các quán bình dân đến cao cấp, nhằm làm phong phú thêm thị hiếu của mỗi thành phần người. Riêng với phố biển Quy Nhơn, từ buổi sáng sớm tinh mơ, nồi nước lèo nghi ngút hơi đã lan tỏa ở hầu hết các đường phố, con hẻm, vỉa hè... Những người lao động bình dân có thể điểm tâm tô bún chả cá nóng hổi để “khởi động” cho ngày làm việc mới. Và, hương vị thơm phức của nồi nước lèo sẽ vô tình níu chân du khách khi một lần về thăm phố biển!
Về thăm đất Võ, còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi buổi sáng sớm được đắm mình trong làn nước biếc, được điểm tâm tô bún cá thơm phức nóng hổi.., và hớp ngụm cà phê mặn nồng vị gió biển…
Ghi chép của GÃ THỢ DÙI

Xứ sở Mường Thanh




Tôi qua con đường vắng


Vắt qua miền hoang sơ


Gặp bạt ngàn bông trắng


Dẫn tôi về quê em..


* * *


Nắng chiều chưa kịp tắt


Đồng xa em chưa về


Chiều nay đà hẹn gặp


Lẻ nào em hững hờ.

* * *

Tôi dõi ra đồng rộng

Lại ngóng phía đồi xa

Bông trắng ngần chân ruộng

Biết lối nào em qua

* * *

Bản Tày em bên suối

Làng Thái anh ven sông

Lời yêu giấu chưa nói

Đợi sau mùa hái bông...!?

(trích thơ Lê Tiến Dị)

Khám phá đỉnh LangBiang huyền thoại











Gã Thợ dùi vừa có chuyến lãng du đến xứ sở sương mù Dalat. Cao nguyên LangBiang làm xao xuyến lòng bao lữ khách, cô gái dân tộc Chil đẹp đến nao lòng, vừa đáng yêu, vừa hoang dại như búp hoa rừng vừa chớm nở!

Chia sẽ yêu thương !

Gã Thợ dùi:
Chia sẽ những điều thú vị, những khám phá mới!